Nông sản 

1. Trong sáu tuần qua, thị trường đậu tương và vị thế của nhóm đầu cơ liên tục dao động, xen kẽ giữa các tuần mua ròng với giá tăng và bán ròng với giá giảm, cho thấy xu hướng vẫn chưa rõ ràng.


2. Dữ liệu gần đây cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa vị thế đầu cơ và diễn biến giá ngô. Trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 2, các quỹ đầu cơ đã tăng mua ròng thêm 3,5 tỷ giạ, kéo giá ngô trên sàn tăng khoảng 1 USD. Ngược lại, kể từ cuối tháng 2 đến nay sau đợt bán tháo do lo ngại về thuế quan vị thế mua ròng giảm khoảng 2,5 tỷ giạ, khiến giá ngô điều chỉnh giảm khoảng 65 cent.


3. Sự gia tăng sản lượng ethanol từ ngô tại Brazil đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu ngô của Mỹ quay trở lại mức cao, khi nhu cầu tiêu thụ ngô nội địa của Brazil ngày càng tăng. Dù sản lượng ethanol từ ngô đang mở rộng, phần lớn ethanol tại Brazil hiện vẫn được sản xuất chủ yếu từ mía.


4. Trong tuần tới, thị trường sẽ chịu tác động từ nhiều yếu tố then chốt mà giới đầu tư cần theo dõi chặt chẽ, bao gồm: diễn biến thời tiết dài hạn tại Mỹ, xu hướng nhu cầu xuất khẩu ngô và đậu tương của Mỹ, diễn biến giá tại thị trường giao ngay Nam Mỹ, tiến triển mới trong đàm phán thương mại Mỹ–Trung cùng với hai báo cáo quan trọng sắp công bố là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và báo cáo cung cầu nông sản toàn cầu (WASDE) từ USDA.


5. Các quỹ đầu cơ tiếp tục bán mạnh ngô! Nhóm phi thương mại đã bán ròng trong 14/15 tuần gần nhất, với tổng mức bán lên tới 473.000 hợp đồng tương đương khoảng 11,2 tỷ USD kể từ tháng 2. Trong khi đó nông dân Mỹ đang được hỗ trợ bởi điều kiện thời tiết gieo trồng thuận lợi và thị trường toàn cầu cũng đang chuẩn bị đón nhận một vụ mùa lớn từ Brazil, gây thêm áp lực lên giá ngô trong ngắn hạn. 


6. Tuần qua ghi nhận đợt bán tháo lớn nhất kể từ tháng 3 trên thị trường nông sản. Nhóm phi thương mại đã bán ròng 107.000 hợp đồng, tương đương khoảng 2,9 tỷ USD. Diễn biến này cho thấy dòng tiền đầu cơ đang rút mạnh khỏi thị trường do tâm lý thận trọng gia tăng.


7. Thị trường đậu tương đang có một số yếu tố hỗ trợ cho xu hướng tăng giá trong thời gian tới.

Thứ nhất, tồn kho cuối vụ đang được dự báo ở mức thấp nhất trong 3 năm, giảm khoảng 15% so với năm ngoái. Và con số này chỉ đúng nếu chúng ta đạt được năng suất kỷ lục trong vụ này – điều vẫn còn nhiều rủi ro.

Thứ hai, tại thời điểm này năm ngoái, dự báo tồn kho vụ mới là 445 triệu giạ. Năm nay, con số đó chỉ còn 295 triệu giạ – tức là cung đang thắt chặt hơn. Nhưng nghịch lý là giá đậu tương hiện tại lại đang thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá sàn của hợp đồng tháng 11/2024 là 9,60 USD/giạ – và mức thấp nhất của hợp đồng tháng 11/2025 cũng là 9,60 USD/giạ, dù bối cảnh cung cầu hiện nay đang "chật" hơn rõ rệt.

Thứ ba, biểu đồ giá liên tục của đậu tương đã nằm trong xu hướng giảm từ năm 2022, nhưng mới đây đã bứt phá lên khỏi xu hướng đó – một tín hiệu tích cực về mặt kỹ thuật.

Cuối cùng, giá đậu tương cũng vừa vượt đường trung bình 200 ngày – lần đầu tiên kể từ năm 2023. Đồng thời, thị trường đang hình thành mô hình “golden cross” khi đường trung bình 50 ngày cắt lên trên đường 200 ngày. Đây là dấu hiệu kỹ thuật cho thấy xu hướng dài hạn có thể đang đảo chiều sang tăng.

Tất cả những yếu tố này không đảm bảo chắc chắn rằng giá sẽ phải tăng, nhưng thị trường đang có cơ sở để lạc quan hơn.


8. Chỉ báo MACD của đậu tương đang chuẩn bị cho tín hiệu đảo chiều sang xu hướng tăng.Dù không phải lúc nào cũng chính xác tuyệt đối, nhưng trong vài lần gần đây, mỗi khi MACD cho tín hiệu này, giá đậu tương thường bật lên sau đó. Tín hiệu này cho thấy động lượng thị trường có thể đang chuyển sang hướng có lợi cho giá tăng, dù cần theo dõi thêm để được xác nhận chắc chắn hơn.


9. Trong quá khứ, hai lần gần nhất ngô xuất hiện tín hiệu phân kỳ dương đều trùng với thời điểm thị trường tạo đáy.

Câu hỏi đặt ra lúc này là: Liệu lần này có khác?

Phân kỳ dương xảy ra khi giá ghi nhận mức thấp mới nhưng chỉ số RSI lại không xuống mức thấp tương ứng. Điều này thường cho thấy lực bán đang yếu dần và thị trường có thể chuẩn bị đảo chiều. Ở chiều ngược lại, chúng ta cũng từng chứng kiến phân kỳ âm hồi tháng 2, khi giá tăng lên đỉnh mới nhưng RSI không xác nhận và sau đó thị trường đã giảm mạnh.

Một điểm đáng chú ý là ngô vừa có phiên đầu tiên tăng hơn 1 cent sau chuỗi 15 phiên giao dịch gần như đi ngang hoặc giảm một tín hiệu kỹ thuật tích cực đầu tiên sau nhiều ngày ảm đạm.

Nếu tín hiệu phân kỳ dương lần này tiếp tục phát huy hiệu lực như những lần trước, đây có thể là giai đoạn thị trường đang tạo đáy. Tuy nhiên, vẫn cần thêm xác nhận từ hành động giá và khối lượng giao dịch trong những phiên tới để củng cố nhận định này.


10. Giá lúa mì đang cho thấy tín hiệu bứt phá sau thời gian dài đi ngang trong mô hình nêm thu hẹp. Việc giá vượt ra khỏi vùng tích lũy kèm theo khối lượng giao dịch cải thiện là tín hiệu tích cực. Nếu lực mua được duy trì, lúa mì có thể bắt đầu một nhịp tăng mới trong bối cảnh thị trường đang chú ý đến thời tiết, sản lượng toàn cầu và các yếu tố địa chính trị.


Nguyên liệu công nghiệp 

1. Ca cao đã khép lại tuần trước với mô hình nến nhấn chìm, tín hiệu xác nhận cho sự do dự trước đó thể hiện qua cây nến doji, đồng thời cho thấy lực mua đang quay trở lại thị trường. Giá hiện vẫn đang tích lũy trong một kênh giá tăng, cho thấy phe mua tiếp tục giữ thế chủ động khi liên tục bảo vệ các vùng đáy cao hơn.

Đáng chú ý, thị trường cũng đang hình thành mẫu hình chiếc cốc tay cầm. Cấu trúc này thể hiện sự tích lũy lành mạnh sau giai đoạn tăng giá trước đó, khi lực mua tạm thời nghỉ ngơi để chuẩn bị cho khả năng bứt phá vượt kháng cự. Miễn là giá vẫn giữ vững trong kênh tăng và không phá vỡ vùng hỗ trợ của phần tay cầm, xu hướng tăng vẫn được duy trì.