Tổ chức các nước Xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) trong cuộc họp ngày hôm qua 2/6 đã đồng thuận gia hạn hầu hết các khoản cắt giảm sản lượng cho đến năm 2025 khi nhóm này tìm cách hỗ trợ thị trường giữa thời điểm nhu cầu yếu, lãi suất cao và sản lượng đối thủ ở Mỹ gia tăng.
Dầu Brent đã đang được giao dịch ở quanh mức 80 USD/thùng trong những ngày gần đây, thấp hơn mức mà nhiều thành viên OPEC+ mong muốn để cân bằng ngân sách của họ. Lo lắng xung quanh việc nhu cầu tăng chậm ở Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu hàng đầu đã gây áp lực lên giá cùng với sự gia tăng trong tồn kho dầu ở những nền kinh tế phát triển.
Các quốc gia OPEC+ đã thực hiện một loạt các đợt cắt giảm sản lượng kể từ cuối năm 2022.
Hiện tại, các thành viên của OPEC+ đang cắt giảm tổng cộng 5.86 triệu thùng dầu mỗi ngày, tương đương với khoảng 5.7% nhu cầu toàn cầu. Con số này bao gồm khoản cắt giảm 3.66 triệu thùng/ngày sẽ hết hạn vào cuối năm 2024, và các khoản cắt giảm tự nguyện 2.2 triệu thùng/ngày của 8 thành viên, hết hạn vào cuối tháng 6/2024.
Vào Chủ nhật 2/6, các quốc gia trong OPEC+ đã đồng ý kéo dài khoản cắt giảm 3.66 triệu thùng/ngày thêm 1 năm cho đến hết năm 2025 và gia hạn khoản cắt giảm 2.2 triệu thùng/ngày thêm 3 tháng, đến hết tháng 9/2024.
OPEC+ sau đó sẽ dần dần loại bỏ khoản cắt giảm 2.2 triệu thùng/ngày trong vòng 1 năm, từ tháng 10/2024 đến tháng 9/2025.
“Chúng tôi đang chờ đợi lãi suất giảm và một quỹ đạo tốt hơn về tăng trưởng kinh tế, không phải chỉ là các điểm tăng trưởng lẻ tẻ ở đây và kia”, theo Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Saudi, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman nói với các phóng viên.
OPEC kỳ vọng nhu cầu đối với dầu thô của OPEC+ sẽ trung bình ở mức 43.65 triệu thùng/ngày trong nửa sau năm 2024, cho thấy lượng tồn kho sẽ giảm 2.63 triệu thùng/ngày nếu nhóm này duy trì sản lượng ở mức 41.02 triệu thùng/ngày như trong tháng 4.
Lượng giảm tồn kho sẽ ít đi một khi OPEC+ bắt đầu loại bỏ dần các khoản cắt giảm 2.2 triệu thùng/ngày vào tháng 10.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), tổ chức đại diện cho những nước tiêu thụ dầu hàng đầu, ước tính nhu cầu trung bình đối với dầu thô OPEC+ cùng với tồn kho sẽ thấp hơn nhiều so với mức 41.9 triệu thùng/ngày của năm 2024.
“Thỏa thuận này nên xoa dịu lo ngại của thị trường về việc OPEC+ bổ sung dầu vào thời điểm mà các lo ngại về nhu cầu vẫn tràn lan”, theo Amrita Sen, đồng sáng lập của Energy Aspects cho biết.
Hoàng tử Abdulaziz cho biết OPEC+ có thể tạm ngừng việc giảm sản lượng hoặc đảo nguọc quyết định nếu như nhu cầu không đủ mạnh.
Một số thông tin trong cuộc họp ngày 2/6 của OPEC+
Các nhà phân tích trước đó đã dự đoán OPEC+ sẽ kéo dài cắt giảm sản lượng tự nguyện thêm vài tháng do giá dầu thô giảm và nhu cầu chậm lại.
Tuy nhiên nhiều nhà phân tích cũng dự đoán rằng tổ chức này có thể gặp khó khăn trong việc thiết lập mục tiêu cho năm 2025 vì họ vẫn chưa thống nhất mục tiêu riêng cho từng thành viên, một vấn vấn đề mà trước đó đã từng tạo ra căng thẳng.
Cụ thể, như Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, đã đang thực hiện đẩy mạnh sản lượng, tranh cãi rằng sản lượng họ được chỉ định đã bị đánh giá thấp trong thời gian dài.
Tuy nhiên, trong một diễn biến bất ngờ ở cuộc họp ngày Chủ nhật, OPEC+ đã hoãn các cuộc thảo luận về khả năng sản xuất của các nước cho đến tháng 11/2025.
Thay vào đó, tổ chức này đã đồng ý về mục tiêu sản lượng mới cho UAE, cho phép quốc gia này dần dần tăng sản lượng lên 0.3 triệu thùng/ngày, tăng so với mức hiện tại là 2.9 triệu thùng.
OPEC+ đồng ý rằng họ sẽ sử dụng các con số đánh giá năng lực độc lập của từng quốc gia làm nền tảng thiết lập sản lượng trong năm 2026 thay vì năm 2025, hoãn lại việc đàm phán một vấn đề nan giải thêm 1 năm.
Hoàng tử Abdulaziz cho biết một trong những lý do trì hoãn là do những khó khăn của các nhà tư vấn độc lập để tiếp cận dữ liệu của Nga trong bối cảnh những lệnh trừng phạt ở phương Tây và cuộc chiến đang tiếp diễn ở Ukraine.
Cuộc họp hôm Chủ nhật kéo dài ít hơn 4 giờ - khoảng thời gian khá ngắn so với những vấn đề phức tạp cần bàn luận.
Các nguồn tin từ OPEC+ cho biết Hoàng tử Abdulaziz, bộ trưởng có ảnh hưởng lớn nhất trong khối OPEC, đã dành nhiều ngày trước đó để chuẩn bị cho các giải pháp. Ông đã mời một số Bộ trưởng có vai trò chủ chốt, hầu hết là những người đã đóng góp vào việc cắt giảm sản lượng tự nguyện, đến Riyadh vào ngày Chủ nhật dù cho cuộc họp hầu hết được diễn ra trực tuyến.
Các quốc gia đã thực hiện việc cắt giảm sản lượng tự nguyện bao gồm Algeria, Iraq, Kazakhstan, Kuwait, Oman, Nga, Ả Rập Saudi và Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất.
“Điều này có thể xem là một chiến thắng lớn về sự đoàn kết của tổ chức và Hoàng tử Abdulaziz”, theo Sen, thêm rằng thỏa thuận sẽ giảm bớt nỗi lo về việc Ả Rập Saudi bổ sung dầu lại do việc niêm yết cổ phiếu Aramco.
Chính phủ Ả Rập Saudi đã nộp đơn để bán một phần cổ phiếu mới của công ty dầu thuộc nhà nước Aramco có thể mang lại khoảng 13.1 tỷ USD, một thỏa thuận lịch sử để giúp tài trợ cho kế hoạch đa dạng hóa nền kinh tế của Thái tử Mohammed bin Salman.
Cuộc họp tiếp theo của OPEC+ sẽ được tổ chức vào ngày 1/12/2024.