Diễn biến thị trường 

Bạch kim đang tích lũy theo mô hình “bull flag” – tín hiệu tích cực cho xu hướng tăng. Nếu vượt kháng cự mô hình, giá có thể bứt phá lên trên $1100.


Vàng đang tích lũy trong mô hình tam giác hướng lên – một tín hiệu tiếp diễn xu hướng tăng. Mặc dù có một số nhịp điều chỉnh nhẹ, cấu trúc vẫn tích cực nếu giá giữ trên đường hỗ trợ và MA50. Phe mua vẫn kiểm soát và đang chờ thời cơ bứt phá.


Đồng đảo chiều tăng trong phiên và bật lại từ MA50 với mô hình nến búa. Giá đang kiểm định vùng breakout của tam giác đối xứng. Nếu vượt qua, mục tiêu tiếp theo là vùng $5.00–$5.15.


Bạc tích lũy đi ngang ngay dưới mức kháng cự quan trọng 35 USD. Miến là giá vẫn giữ được vùng breakout vào đầu tuần, đà tăng hiện tại vẫn có thể tiếp diễn và chờ đợi cơ hội bứt phá mạnh hơn.


DXY xuất hiện nến tăng tại vùng hỗ trợ, cho thấy lực mua bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, xu hướng chung vẫn là giảm và đây có thể chỉ là nhịp hồi kỹ thuật. Phe bán vẫn kiểm soát nếu chưa vượt được đường xu hướng giảm.


Kinh tế vĩ mô 

Hoa Kỳ 

Số lượng việc làm mở (Job Openings) tại Mỹ tăng thêm 191.000, đạt 7,391 triệu trong tháng 4 – cao hơn đáng kể so với kỳ vọng.

Dữ liệu này cho thấy thị trường lao động Mỹ vẫn khá khỏe, đặc biệt trong các ngành có giá trị gia tăng cao, dù một số lĩnh vực dịch vụ tiêu dùng đang hạ nhiệt. Điều này có thể củng cố quan điểm rằng Fed sẽ duy trì lãi suất nếu lạm phát có dấu hiệu tăng trở lại.


Cung tiền M2 của Hoa Kỳ vừa chính thức lập mức cao kỷ lục mới là 21,86 nghìn tỷ USD, đánh dấu sự trở lại rõ rệt của dòng tiền sau giai đoạn siết chặt thanh khoản. Diễn biến này cho thấy hệ thống tài chính Mỹ đang được bơm thanh khoản trở lại, dù Fed vẫn duy trì lãi suất cao. 

Việc M2 tăng mạnh trở lại tiềm ẩn nguy cơ áp lực lạm phát quay trở lại trong trung và dài hạn, đặc biệt nếu dòng tiền này chảy vào tiêu dùng hoặc đầu cơ. 

Trong bối cảnh đó, tài sản phòng ngừa lạm phát như vàng, bạc và hàng hóa có thể được hưởng lợi, trong khi thị trường trái phiếu và lãi suất có thể biến động mạnh hơn nếu kỳ vọng chính sách tiền tệ thay đổi. 


Chỉ số PMI sản xuất của ISM cho thấy tình trạng suy yếu nghiêm trọng trong hoạt động thương mại hàng hóa sản xuất của Hoa Kỳ. 

Chỉ số nhập khẩu rơi xuống còn 39,90 – mức thấp nhất kể từ tháng 3/2009, thời điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu. Chỉ số xuất khẩu giảm còn 40,10 – mức thấp nhất kể từ tháng 5/2020, trong giai đoạn đại dịch COVID-19 bùng phát.

Cả hai chỉ số đều nằm dưới ngưỡng 50, cho thấy sự co lại trong hoạt động thương mại sản xuất, phản ánh rõ nhu cầu toàn cầu yếu và hoạt động sản xuất trong nước đang chậm lại đáng kể. 

Đây là tín hiệu cho thấy áp lực suy thoái đang quay trở lại trong chuỗi cung ứng và công nghiệp – một yếu tố mà thị trường, các nhà hoạch định chính sách và nhà đầu tư cần đặc biệt lưu tâm trong những tháng tới.


Thị trường hàng hóa 

Phiên giao dịch đầu tuần ghi nhận cú tăng mạnh của giá bạc, nhưng dữ liệu từ CME cho thấy tín hiệu đáng lo ngại: tổng vị thế mở tăng vọt +11.477 hợp đồng, trong khi khối lượng giao dịch cũng ở mức cao. 

Đây là dấu hiệu cho thấy dòng tiền lớn, đặc biệt từ nhóm đầu cơ, đã ồ ạt vào lệnh mua sau khi giá tăng mạnh – một hành vi FOMO điển hình thường xuất hiện ở giai đoạn cuối của sóng tăng. Mô hình này đã lặp lại nhiều lần trong quá khứ, và thường báo hiệu một nhịp điều chỉnh sắp đến. 

Nếu được xác nhận bằng dữ liệu COT cuối tuần, nhiều khả năng thị trường bạc đang chuẩn bị bước vào sóng điều chỉnh 4 trong chu kỳ tăng. Nhà đầu tư ngắn hạn cần cẩn trọng với các vị thế mua đuổi, trong khi nhà đầu tư trung hạn có thể chờ đợi vùng điều chỉnh để tích lũy trở lại.


Trong suốt đà tăng mạnh của vàng từ đầu năm 2025 đến nay, nhóm đầu cơ phi thương mại (non-commercials) gần như đứng ngoài cuộc, không gia tăng vị thế mua ròng như các chu kỳ tăng trước. Đây là điểm bất thường và cho thấy sự nghi ngờ của dòng tiền lớn đối với đà tăng này. 

Tuy nhiên, dữ liệu mới nhất bắt đầu cho thấy tín hiệu đảo chiều, khi vị thế mua ròng của nhóm này đã có dấu hiệu tăng trở lại – đúng thời điểm giá vàng vẫn neo cao. Nếu xu hướng này tiếp diễn, thị trường có thể chứng kiến một làn sóng FOMO mới từ các quỹ đầu cơ, góp phần kéo giá lên những vùng cao hơn. 

Vì vậy, nhà đầu tư cần thận trọng, bởi khi dòng tiền đầu cơ quay lại quá muộn và quá mạnh, đó cũng có thể là tín hiệu giai đoạn phân phối đang đến gần.