Lịch Kinh Tế - Hàng hóa

Lịch sự kiện kinh tế - hàng hóa tuần 14/7 - 18/7/2025

Khu vực Châu Mỹ: Chỉ số lạm phát, doanh số bán lẻ và sản xuất công nghiệp Mỹ

  • Tuần giữa tháng 7, Mỹ sẽ công bố loạt số liệu kinh tế quan trọng gồm lạm phát (CPI), doanh số bán lẻ và sản xuất công nghiệp tháng 6. Dữ liệu PMI Mỹ gần nhất cho thấy lạm phát giá bán đã tăng mạnh trong tháng 5–6, làm dấy lên khả năng CPI duy trì ở mức cao. Bên cạnh đó, doanh số bán lẻ được kỳ vọng tích cực nhờ hoạt động dịch vụ tăng trưởng, còn sản xuất công nghiệp có thể cải thiện khi chỉ số PMI sản xuất ghi nhận mức phục hồi tốt nhất trong 4 tháng. Song song đó, thị trường cũng sẽ theo dõi phát biểu của các quan chức Fed nhằm tìm kiếm tín hiệu mới về định hướng chính sách lãi suất.

Tác động đến thị trường hàng hóa

  • Nếu lạm phát Mỹ tiếp tục neo cao, khả năng Fed duy trì lãi suất ở mức hiện tại sẽ củng cố sức mạnh USD → gây sức ép giảm lên giá hàng hóa (năng lượng, kim loại, nông sản). 

  • Ngược lại, nếu số liệu yếu hơn kỳ vọng, đồng USD có thể suy yếu → hỗ trợ giá hàng hóa. Tín hiệu về tiêu dùng và sản xuất cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu năng lượng, kim loại công nghiệp.

Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: GDP quý II và hoạt động sản xuất – tiêu dùng Trung Quốc

  • Tại Trung Quốc đại lục, thị trường sẽ tập trung vào số liệu GDP quý II cùng với sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ tháng 6. Các chỉ báo PMI gần đây cho thấy tăng trưởng quý II đang chậm lại so với quý I, làm dấy lên kỳ vọng Bắc Kinh có thể đưa ra thêm các biện pháp hỗ trợ để giữ đà phục hồi.

Tác động đến thị trường hàng hóa

  • Nếu GDP và các số liệu tiêu dùng, sản xuất yếu hơn dự báo, lo ngại nhu cầu hàng hóa (kim loại công nghiệp, năng lượng, cao su, nông sản) từ Trung Quốc sẽ gia tăng → gây áp lực giảm giá. 

  • Ngược lại, dữ liệu tích cực có thể hỗ trợ tâm lý thị trường và giúp giá hàng hóa duy trì đà tăng.