Hợp đồng kỳ hạn là gì? Đặc điểm, ứng dụng và lưu ý cụ thể

 Hợp đồng kỳ hạn là một loại chứng khoán phái sinh và tích hợp một số lợi ích có thể khắc phục được những hạn chế của hợp đồng tương lai. Tuy nhiên, thuận ngữ này đối với các nhà đầu tư vẫn còn khá mới mẻ. Vì vậy, hãy cùng HCT theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như giá trị của loại hợp đồng này nhé!

>>>> XEM NGAY: Hang hoa phai sinh là gì? Có nên đầu tư thị trường hàng hóa?

1. Khái niệm về hợp đồng kỳ hạn ở Việt Nam

Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contract) về cơ bản được hiểu là hợp đồng mua hoặc bán một số lượng hoặc đơn vị tài sản cơ sở nhất định trong tương lai, dựa theo một mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng. Vào thời điểm ký kết hợp đồng, hoạt động sẽ không có sự trao đổi tài sản cơ sở hay thanh toán tiền.

Hợp đồng kỳ hạn là gì?

Hợp đồng kỳ hạn là gì?

>>>> ĐỌC NGAY: Hàng hóa phái sinh là gì? Có nên đầu tư thị trường hàng hóa?

2. Phân loại các hợp đồng có kỳ hạn phổ biến

Tại Việt Nam, hợp đồng có kỳ hạn ngoại hối là phổ biến nhất, những đối tượng tham gia bao gồm các ngân hàng thương mại, công ty xuất nhập khẩu và các tổ chức đầu tư tài chính nhằm ngăn ngừa rủi ro về tỷ giá. Trên thị trường hàng hóa thế giới hiện nay, các loại hợp đồng có kỳ hạn phổ biến bao gồm:

     Hợp đồng kỳ hạn cổ phiếu (equity forward contract): Là loại hợp đồng có kỳ hạn với cổ phiếu là tài sản cơ sở.

    Hợp đồng kỳ hạn trái phiếu (forward contract on bond): Là loại hợp đồng có kỳ hạn với trái phiếu là cơ sở tài sản.

     Hợp đồng kỳ hạn hàng hóa (commodity forward): Là loại hợp đồng có kỳ hạn với tài sản cơ sở là các loại hàng hóa như lúa, gạo, cà phê, lúa mì, dầu thô…

      Hợp đồng giao dịch tiền tệ kỳ hạn (currency forward contract): Đây là loại hợp đồng có kỳ hạn mà trong đó hai bên sẽ cam kết sẽ mua hoặc bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một tỷ giá xác định, vào một thời điểm xác định trong tương lai.

     Hợp đồng lãi suất kỳ hạn (forward rate agreement-FRA): Là loại hợp đồng mà hai bên đồng ý lãi suất sẽ được trả được vào một ngày thanh toán trong tương lai.

     Hợp đồng kỳ hạn không giao dịch (non-deliverable forward - NDF): Đây là hợp đồng có kỳ hạn được thực hiện bằng thỏa thuận giao dịch tiền mặt (cash settlement) thay vì giao nhận tài sản gốc (physical delivery).

Các loại hợp đồng có kỳ hạn phổ biến hiện nay

Các loại hợp đồng có kỳ hạn phổ biến hiện nay

>>>> TÌM HIỂU CHI TIẾT: Đầu tư hàng hóa phái sinh là gì? Có nên đầu tư thị trường hàng hóa?

3. Các yếu tố hình thành hợp đồng

Có 4 yếu tố chính hình thành hợp đồng bao gồm tài sản cơ sở, các bên tham gia hợp đồng, thời điểm xác định trong tương lai, giá kỳ hạn xác định thanh toán. Về cơ bản, các yếu tố này có các đặc điểm sau đây:

Những tài sản cơ sở để mua bán

         Tài sản thực: Đậu tương, ngô, cà phê, lúa mì,...

         Tài sản tài chính: Trái phiếu, cổ phiếu, tiền tệ,...

Bên tham gia trong hợp đồng

      Người mua (Long position): Là đối tượng đã đồng ý mua một tài sản cụ thể vào thời điểm đã quyết định trong tương lai với mức giá đã được thỏa thuận ở hiện tại.

     Người bán (Short position): Là đối tượng đã đồng ý bán một tài sản cụ thể vào thời điểm đã quyết định trong tương lai với mức giá đã được thỏa thuận ở hiện tại.

Thời điểm xác định trong tương lai: Là khoảng thời gian đã quyết định để thanh toán hợp đồng.

Giá kỳ hạn hay xác định thanh toán: Được xác định dựa vào giá giao ngay và lãi suất thị trường. Đây là mức giá áp dụng trong tương lai cho tài sản cơ sở, được xác định ở hiện tại.

Các yếu tố hình thành hợp đồng

Các yếu tố hình thành hợp đồng

>>>>  THAM KHẢO THÊM: Giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa cho nhà đầu tư phái sinh

4. Giá trị của hợp đồng kỳ hạn là gì?

Hợp đồng kỳ hạn bao gồm hai bên đó là một bên đồng ý mua và một bên đồng ý bán tài sản với một mức giá được ấn định trước tại một thời điểm được xác định trong tương lai. Giá tại kỳ hạn sau khi ký kết hợp đồng sẽ không thể thay đổi, dù giá thị trường có chênh lệch. Do hai bên không cần trả chi phí nào trong hợp đồng, nên kết quả hay giá trị nào nhận được từ hợp đồng này cũng là lãi hoặc lỗ của hai bên tham gia.

Đến ngày đáo hạn, bắt buộc người mua phải mua tài sản cơ sở có giá trên thị trường là S(t)

với giá kỳ hạn đã được xác định trước là K.

Trong đó:

- K là kỳ hạn được ấn định trước hợp đồng.

- S(t) là giá giao ngay tài sản tại thời điểm kết thúc hợp đồng.

Giá trị nhận được của người ở bên mua trong hợp đồng cho một đơn vị tài sản là: S(t) - K

Tương tự như vậy, giá trị nhận được của người bên bán trong hợp đồng cho một đơn vị tài sản là: K - S(t)

- Nếu S(t) > K: Thì người mua có lãi và người bán lỗ.

- Nếu S(t) > K: Thì người bán có lãi và người mua lỗ.

Giá trị của hợp đồng kỳ hạn
Giá trị của hợp đồng kỳ hạn

5. Ý nghĩa và rủi ro của hợp đồng

Hợp đồng kỳ hạn có ý nghĩa nhật định trong thị trường hàng hóa và cũng có một số rủi ro mà nhà đầu tư cần lưu ý.

5.1 Ý nghĩa

Về cơ bản, hợp đồng này có ý nghĩa đối với việc phòng ngừa rủi ro trước sự biến động bất thường của giá cả hàng hóa, lãi suất hoặc tài sản tài chính. Thông thường các doanh nghiệp sử dụng hợp đồng có kỳ hạn để cố định một khoản chi phí. Đối với các ngân hàng thương mại, công ty xuất nhập khẩu, các tổ chức đầu tư tài chính thì loại hợp đồng này chính là công cụ tốt để phòng tránh rủi ro tỷ giá.


Ý nghĩa của hợp đồng

>>>> KHÔNG NÊN BỎ LỠ: Giao dịch dầu thô | Cách đầu tư dầu WTI, Brent thế giới hiệu quả

5.2 Rủi ro

Các rủi ro chính thường xảy ra với các bên tham gia của hợp đồng kỳ hạn là rủi ro thanh khoản và rủi ro thanh toán.

     Rủi ro thanh khoản: Trên thị trường hàng hóa phái sinh, đặc biệt là ở Việt Nam, hợp đồng này không phát triển bằng hợp đồng tương lai. Do đó, loại hợp đồng này không được niêm yết trên một sàn giao dịch nào cả nên dẫn đến tính thanh khoản thấp.

    Rủi ro thanh toán: Đầu tiên là không có bất kỳ một khoản tiền ký quỹ nào giữa 2 bên. Rủi ro tiếp theo là không có trung gian đứng ra làm nhiệm vụ thanh toán bù trừ, vì vậy lời lỗ của hợp đồng có kỳ hạn sẽ được thanh toán khi hợp đồng đáo hạn.


Các rủi ro thường gặp phải trong hợp đồng có kỳ hạn

6. Đặc điểm của hợp đồng có kỳ hạn

Hợp đồng có kỳ hạn chỉ thỏa thuận giữa hai bên và không có sự tham gia của bất kỳ tổ chức trung gian nào. Tại thời điểm ký kết, không có sự trao đổi tài sản cơ sở hay thanh toán tiền và các hoạt động này chỉ diễn ra tại thời điểm đã xác định trong trương lai. Vào ngày thanh toán, hai bên bắt buộc phải mua hoặc bán cho dù giá thị trường của tài sản cơ sở có chênh lệch so với mức giá kỳ hạn và phải thực hiện hợp đồng theo mức giá đã ấn định.

Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn

Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn

7. Ưu nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn

Dưới đây là những ưu và nhược điểm nổi trội của hợp đồng kỳ hạn mà bạn đọc có thể tham khảo:

7.1 Ưu điểm

Đối với doanh nghiệp, loại hợp đồng này chính là công cụ ngăn ngừa rủi ro, được dùng để cố định một khoản chi phí theo mức giá đã được xác định và không phải bận tâm đến biến động giá cả. Do loại hợp đồng này chỉ là sự thỏa thuận giữa hai bên nên quy cách giao dịch không được chuẩn hóa. Vì vậy, hợp đồng có kỳ hạn thường rất linh hoạt về thời hạn thực hiện hợp đồng, thời gian giao dịch,...


Ưu điểm của hợp đồng

7.2 Hạn chế

Hạn chế đầu tiên cần phải đề cập đó là tính thanh khoản của hợp đồng này khá thấp. Các bên trong hợp đồng không thể chuyển nhượng vị trí của mình trong hợp đồng trước ngày đáo hạn. Đặc biệt, rủi ro có thể xảy ra khi một bên tham gia hợp đồng không có khả năng thực hiện hợp đồng, đây cũng chính là hạn chế lớn nhất của hợp đồng có kỳ hạn.


Những hạn chế khi tham gia giao dịch bằng hợp đồng có kỳ hạn

>>>> XEM THÊM: Giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa là gì? Đặc thù, quy định

8. So sánh hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai

Điểm khác nhau giữa hợp đồng có kỳ hạn và hợp đồng tương lai là gì? Hợp đồng này có khắc phục được những hạn chế của hợp đồng tương lai không? Hãy theo dõi bảng so sánh cụ thể dưới đây để được giải đáp thắc mắc:

So sánh

Hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng tương lai

Giống nhau

-          Đều là sản phẩm của hàng hóa phái sinh

-          Là công cụ phái sinh, có giá trị phụ thuộc vào giá của tài sản cơ sở

Khác nhau

Định nghĩa

Là một hợp đồng mua hoặc bán một số lượng hoặc đơn vị tài sản cơ sở nhất định trong tương lai, theo một mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng

Là hợp đồng chuẩn hóa giữa bên bán và bên mua về việc giao dịch một tài sản cơ sở tại một thời điểm xác định trong tương lai với mức giá được ấn định trước.

Tiêu chuẩn hóa hợp đồng

- Không cần chuẩn hóa điều khoản, giá trị, khối lượng của tài sản cơ sở.

- Tài sản cơ sở của hợp đồng có  kỳ hạn có thể là bất kỳ loại tài sản nào.

- Được niêm yết và tiêu chuẩn hóa trên Sở giao dịch chứng khoán phái sinh.

- Hợp đồng tương lai được chuẩn hóa về điều khoản, giá trị và khối lượng của tài sản cơ sở,...

Được giao dịch, niêm yết

- Giao dịch tại thị trường OTC.

- Không niêm yết, giao dịch trên thị trường tập trung do tính thanh khoản kém.

- Được niêm yết tại thị trường tập trung.

Thời điểm thanh toán hợp đồng

Hai bên thanh toán vào thời điểm giao hàng.

Thanh toán lỗ lãi hàng ngày.

Rủi ro

Do tính thanh khoản thấp nên hợp đồng có kỳ hạn có mức rủi ro cao hơn.

Sở giao dịch tạo ra tính thanh khoản cao cho hợp đồng tương lai, nhằm giúp các bên tham gia hợp đồng thực hiện các nghĩa vụ của họ hiệu quả hơn.

Tài sản thế chấp

Có thể là bất kỳ tài sản nào.

Được chuẩn hóa về điều khoản, khối lượng, giá trị của tài sản cơ sở.

Tính thanh khoản hợp đồng

Tính thanh khoản thấp hơn so với hợp đồng tương lai.

Việc giao dịch qua sở và có sự tham gia của công ty thanh toán bù trừ nên tính thanh khoản cao hơn hợp đồng có kỳ hạn.

Đóng vị thế

Nhà đầu tư có thể thực hiện đóng vị thế bằng cách tham gia vị thế ngược đối với hợp đồng tương tự.

- Nhà đầu tư có thể đóng vị thế bất cứ lúc nào bằng cách tham gia vị thế ngược đối với hợp đồng tương tự.

- Giúp người sở hữu hợp đồng tương lai linh hoạt trong việc sử dụng nguồn vốn.

Bù trừ và ký quỹ

Không cần thực hiện ký quỹ.

- Bắt buộc tham gia thực hiện ký quỹ để đảm bảo việc thanh toán.

- Được thanh toán và bù trừ dựa theo giá thực tế hằng ngày.

- Thông báo lãi lỗ vào tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư dựa trên  giá thực tế và gọi ký quỹ khi cần bổ sung.

9. Ứng dụng hợp đồng thực tiễn [Ví dụ]

Hợp đồng kỳ hạn có những ưu điểm nhất định và có thể khắc phục được một số hạn chế của hợp đồng tương lai. Vì vậy, hợp đồng này thường được ứng dụng trong thực tiễn thị trường hàng hóa phái sinh như sau:

     Doanh nghiệp sử dụng hợp đồng có kỳ hạn nhằm phòng tránh rủi ro giá giảm trong tương lai.

  Hợp đồng có kỳ hạn được áp dụng để cố định một khoản chi phí hay thu nhập của doanh nghiệp theo một mức giá được xác định trước, mà không cần phải quan tâm đến sự biến động giá cả thị trường.

Ví dụ: Vào ngày 1/6/2020, A ký hợp đồng kỳ hạn mua của HCT 5 tấn cà phê kỳ hạn 6 tháng với giá là 9.000đ/kg. Lúc đó, A được gọi là người mua và HCT là người bán trong hợp có đồng kỳ hạn. Sau 6 tháng, HCT có trách nhiệm bán cho A 5 tấn cà phê với mức giá đã thỏa thuận trước đó và A bắt buộc phải mua 5 tấn cà phê của HCT với giá đó, bất kể thị trường sau 6 tháng có mức giá chênh lệch thế nào.


Ứng dụng hợp đồng trong thực tiễn

>>>> THAM KHẢO CHI TIẾT

·  Sở giao dịch hàng hóa HCT là gì? Đặc điểm & chức năng chi tiết

·  So sánh hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai chi tiết, rõ ràng


HCT hy vọng với những thông tin hữu ích trong bài viết trên có thể giúp bạn đọc hiểu rõ về hợp đồng kỳ hạn. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc muốn tư vấn về các loại giao dịch hàng phái sinh, hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin dưới đây để được hỗ trợ tận tình. Cảm ơn bạn đọc đã tham khảo bài viết này!

Thông tin liên hệ:

     Địa chỉ: 151 Hoa Lan, Phường 2, Quận Phú Nhuận, Thành Phố Hồ Chí Minh.

     Hotline: 1900.636.909

      ●    Website: https://hct.vn/

TIN NỔI BẬT

PHÂN TÍCH MỚI NHẤT

Đăng nhập to leave a comment

Bài liên quan