Phân tích kỹ thuật hàng hóa phái sinh là gì? Ưu & nhược điểm

Phân tích kỹ thuật hàng hóa phái sinh là phương pháp phân tích để dự đoán giá và xu hướng hàng hóa trong tương lai. Điều này nhằm giúp đem lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư. Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, hãy cùng HCT theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!
>>>> XEM CHI TIẾT: Giao dich hang hoa phai sinh là gì? Có nên đầu tư thị trường hàng hóa?

1. Phân tích kỹ thuật là gì?

Phân tích kỹ thuật (TA) là một loại phân tích được áp dụng rộng rãi cho cổ phiếu và các tài sản khác trong thị trường tài chính. Việc này nhằm giúp các nhà đầu tư dự đoán các hành vi thị trường tương lai trên diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch trước đó. Phân tích này được dùng để kiểm tra biến động giá cả, khối lượng giao dịch giúp xác định xu hướng và giao dịch thuận lợi.

Phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật

>>>> XEM THÊM: Sở giao dịch hàng hóa, sàn hàng hóa phái sinh là gì?

2. Ứng dụng của phân tích kỹ thuật hàng hóa phái sinh

Lợi ích của phương pháp TA đem lại là rất to lớn, đóng vai trò tựa như một tấm bản đồ kèm la bàn giúp bạn nhận biết phương hướng. Phân tích kỹ thuật linh hoạt, đem lại hiệu quả trong thời điểm quan trọng và có thể áp dụng cho nhiều hình thức giao dịch khác nhau. Dưới đây là các ứng dụng cụ thể của phân tích TA:

         Kiểm tra các mức giá và giúp tìm kiếm các cơ hội có lợi.

         Xác định chính xác xu hướng hiện có và xu hướng giá trong tương lai.

         Xác định đúng điểm ra - vào lệnh.

3. Phân tích kỹ thuật hoạt động như thế nào?

Về cơ bản, TA (phân tích kỹ thuật) chính là một nghiên cứu về các mức giá hiện tại và trước đó của một tài sản. Đồng thời, sự biến động về giá của tài sản sẽ không phải là ngẫu nhiên và chúng thường phát triển thành các xu hướng có thể được xác định theo thời gian.

Xét về bản chất, TA là sự phân tích các lực lượng thị trường của cung và cầu, đại diện cho tâm lý chung trên thị trường. Mặt khác, giá của tài sản là sự phản ánh của các lực lượng bán và mua đối nghịch. Những lực lượng này sẽ liên quan chặt chẽ đến cảm xúc của các nhà giao dịch cũng như nhà đầu tư.

Phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật

Đối với các thị trường hoạt động trong điều kiện bình thường, TA được coi là đáng tin cậy và hiệu quả hơn bởi khối lượng giao dịch lớn và độ thanh khoản cao. Điều này sẽ hạn chế được sự ảnh hưởng của sự thao túng về giá cả cũng như những tác động bên ngoài bất thường có thể tạo ra nhiều tín hiệu sai, khiến TA trở nên vô dụng

Để kiểm tra mức giá và tìm ra cơ hội thuận lợi, các nhà giao dịch đã sử dụng nhiều công cụ nghiên cứu biểu đồ, được gọi là các chỉ số. Các chỉ số phân tích kỹ thuật sẽ giúp nhà giao dịch xác định xu hướng hiện có và đồng thời cung cấp những thông tin sâu sắc về xu hướng có thể xuất hiện trong tương lai. Bên cạnh đó các chỉ số TA dễ bị sai nên một số nhà giao dịch thường sử dụng kết hợp nhiều chỉ số nhằm giảm thiểu sự rủi ro giao dịch.
>>>> ĐỌC CHI TIẾT: Cách mở tài khoản giao dịch hàng hóa như thế nào? Ở đâu?

4. Ưu nhược điểm của phân tích kỹ thuật

Để sử dụng phương pháp TA một cách hiệu quả nhất, nhà đầu tư cần phải nắm rõ các ưu nhược điểm sau:

4.1 Ưu điểm

4.1.1 Tập trung vào xu hướng và giá

TA giúp dự đoán giá tương lai, tập trung vào xu hướng. Bên cạnh đó, diễn biến giá đi trước phân tích cơ bản. Do đó, để bắt kịp với thị trường nhà đầu tư cần xem xét trực tiếp vào diễn biến giá cả. Mặc dù thị trường dễ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi bất ngờ nhưng các manh mối kỹ thuật thường phát triển trước khi thị trường hàng hóa phái sinh xảy ra biến động lớn.

4.1.2 Kháng cự và hỗ trợ

Phân tích biểu đồ đơn giản giúp nhà đầu tư có thể xác định được mức hỗ trợ và kháng cự. Điều này được đánh dấu bằng các mốc thời gian giao dịch (phạm vi giao dịch), trong đó giá di chuyển trong phạm vi hạn hẹp ở khoảng thời gian dài giúp ta nhận biết được lượng cung và cầu đã bế tắc.

Phân tích kỹ thuật hàng hóa phái sinh
Phân tích kỹ thuật hàng hóa phái sinh

Cụ thể, khi mức giá vượt ra khỏi trading range (phạm vi giao dịch) sẽ báo hiệu rằng cung hoặc cầu đã bắt đầu vượt lên. Trường hợp mức giá di chuyển trên biên trên của trading range thì bên mua sẽ thắng. Trường hợp mức giá di chuyển xuống vùng biên dưới của range sẽ cho biết rằng bên bán đang thắng thế.

4.1.3 Hỗ trợ điểm vào

Phương pháp TA giúp các nhà đầu tư xác định được thời điểm giao dịch thích hợp. Hiện nay, có một số nhà đầu tư áp dụng phân tích cơ bản nhằm đưa ra quyết định giao dịch mặt hàng nào và dùng TA để xác định thời gian mua.

4.1.4 Đánh giá tổng quan về biểu đồ giá lịch sử

Biểu đồ giá là một bức tranh lịch sử vô cùng dễ hiểu trong một khoảng thời gian. Bên cạnh đó, biểu đồ này cũng rất dễ đọc hơn một bảng gồm các con số khác.

4.2 Nhược điểm

4.2.1 Tính tương đối

TA có các tiêu chuẩn đánh giá riêng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp hai nhà phân tích kỹ thuật xem cùng một biểu đồ nhưng lại đưa ra hai kịch bản khác nhau và đưa ra các lập luận để biện minh cho họ. Do đó, mọi chuyện đều có tính tương đối và đa số là dựa vào mắt của người xem.
>>>> THAM KHẢO CHI TIẾT: Hướng dẫn giao dịch hàng hóa phái sinh cho người mới bắt đầu

4.2.2 Sai số trong phân tích

Phân tích kỹ thuật chỉ là sự chủ quan và phản ánh những ý kiến cá nhân của nhà đầu tư. Để tránh được những rủi ro không đáng có, bạn cần phải nhận thức được ý kiến này khi phân tích biểu đồ. Nếu nhà phân tích thị trường bullish thì xu hướng tăng làm lu mờ sự phân tích. Nếu nhà phân tích tin thị trường bearish thì phân tích sẽ nghiêng về xu hướng giảm.

Nhược điểm phân tích kỹ thuật hàng hóa phái sinh
Nhược điểm phân tích kỹ thuật hàng hóa phái sinh

4.2.3 Tín hiệu nhiễu

Đối với những người mới bắt đầu phân tích kỹ thuật, họ sẽ gặp hàng loạt các mô hình và chỉ số với các quy tắc để kết hợp. Ví dụ một tín hiệu bán ra khi đường viền cổ của một mô hình đầu và vai bị phá.

4.2.4 Có độ trễ

Phân tích kỹ thuật có nhược điểm đó là có độ trễ nhất định. Vào thời điểm xu hướng này được xác định, thị trường đã phải vận động đáng kể. Sau động thái lớn đó, tỷ lệ lãi lỗ sẽ không còn lớn. Độ trễ là điểm chỉ trích đặc biệt dựa trên lý thuyết Dow.
>>>> KHÔNG NÊN BỎ LỠ: Hàng hóa phái sinh là gì? Có nên đầu tư hàng hóa phái sinh?

5. So sánh phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản trong thị trường hàng hóa phái sinh

Phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản trong thị trường hàng hóa phái sinh về cơ bản chúng không khác nhau quá nhiều. Để hiểu rõ hơn, hãy theo dõi bảng so sánh sau:

 

Phân tích cơ bản

Phân tích kỹ thuật

Định nghĩa

Là công cụ phân tích dựa vào các dữ liệu thị trường sản lượng cung cầu, mùa vụ và các biến động kinh tế rồi đưa ra báo cáo xu hướng và khuyến thi đầu tư.

Là phương pháp phân tích dựa vào biểu đồ giá, đồ thị diễn biến giá giúp tính các biến động cung - cầu, rồi xác định điểm mua-bán hàng.

Dữ liệu phân tích

- Các báo cáo về phân tích ngành, hàng hóa.

- Tin tức sự kiện.

- Dự báo sản lượng, mùa vụ.

- Số liệu kỹ thuật.

- Biểu đồ giá.

 

Đối tượng và mục đích của NĐT

Nhà đầu tư giá trị

Nhà đầu tư ngắn hạn và dài hạn

Phương pháp

- Phân tích kinh tế vi mô và vĩ mô

- Phân tích ngành

- Phân tích hàng hóa

- Phân tích dựa vào chỉ số.

- Phân tích dựa vào hành động giá.

Tín hiệu gia nhập thị trường

Tín hiệu mua bán

Thông tin giá, các dấu hiệu kỹ thuật.

Khái niệm sử dụng

- Báo cáo sản lượng.

- Báo cáo mùa vụ.

- Dự báo sản lượng.

- Báo cáo cập nhật hàng hóa.

- Xu hướng.

- Hỗ trợ kháng cự.

- Mô hình giá.

- Chỉ số đánh giá.

6. Một số lưu ý khi thực hiện phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật hàng hóa phái sinh chỉ mang tính chất chủ quan. Vì vậy, việc các nhà đầu tư gặp phải những rủi ro trong giao dịch là không thể tránh khỏi. Dưới đây là một số lưu ý khi thực hiện TA:

   Nắm rõ thông tin của từng loại sản phẩm đó là khối lượng giao dịch, bước giá cũng như thời gian giao dịch.

     Lưu ý về tỷ lệ ký quỹ của các loại hợp đồng.

     Chú ý sử dụng lệnh dừng nếu như bạn không thể theo dõi được diễn biến.

      Nên giao dịch theo xu hướng.

      Những thời điểm nhạy cảm như công bố các loại báo cáo, sự kiện bạn nên hạn chế giao dịch khi chưa có kinh nghiệm.

      Hợp đồng có thời gian đáo hạn, do đó bạn nên chọn hợp đồng có tính thanh khoản và thời gian đáo hạn phù hợp với phân tích của bạn.

>>>> TÌM HIỂU CHI TIẾT

·  Phần mềm giao dịch hàng hóa phái sinh cqg là gì? Hướng dẫn

·  Bước giá hàng hóa phái sinh trực tuyển chi tiết, đầy đủ

·  Kinh nghiệm đầu tư hàng hóa phái sinh làm giàu cho người mới

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về phân tích kỹ thuật hàng hóa phái sinh. Hy vọng bài viết của HCT sẽ hữu ích với các nhà đầu tư. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào hoặc muốn tư vấn thêm về cách giao dịch hàng hóa phái sinh, hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin dưới đây để được hỗ trợ tận tình.

Thông tin liên hệ:

         Địa chỉ: 151 Hoa Lan, Phường 2, Quận Phú Nhuận, Thành Phố Hồ Chí Minh

         Hotline: 1900 636 909

         Website: https://hct.vn/   

TIN NỔI BẬT

PHÂN TÍCH MỚI NHẤT

Đăng nhập to leave a comment

Bài liên quan