Báo cáo thị trường ngày 18/6: Giá dầu tăng trở lại, vàng có tuần giảm mạnh, đồng và cao su thấp nhất 2 tháng

Chốt phiên giao dịch ngày 18/6, giá dầu, thép, đậu tương, ngô và lúa mì đều tăng, trong khi khí tự nhiên, vàng, kim loại quý, đồng, than luyện cốc và quặng sắt đồng loạt giảm, đồng và cao su thấp nhất 2 tháng.

Giá dầu tăng trở lại

Giá dầu tăng và có tuần tăng thứ 4 liên tiếp, sau khi OPEC cho biết nhóm các nhà sản xuất dự kiến sẽ hạn chế tăng trưởng sản lượng dầu Mỹ trong năm nay.

Chốt phiên giao dịch ngày 18/6, dầu thô Brent tăng 43 US cent tương đương 0,6% lên 73,51 USD/thùng và dầu thô Tây Texas WTI tăng 60 US cent tương đương 0,8% lên 71,64 USD/thùng. Cả hai loại dầu có tuần tăng khoảng 1,1%.

Trong phiên ngày 16/6/2021, giá dầu Brent đạt mức cao nhất kể từ tháng 4/2019 và dầu WTI đạt mức cao nhất kể từ tháng 10/2018. Tuy nhiên, mức tăng bị hạn chế bởi mối lo ngại về đại dịch và đồng USD tăng mạnh. Điều này khiến giá dầu trở nên đắt hơn khi mua bằng tiền tệ khác.

Giá dầu tăng cao đã thúc đẩy các công ty năng lượng Mỹ trở lại giếng khoan. Số lượng giàn khoan dầu tăng tuần thứ 8 liên tiếp trong tuần này lên 373 – cao nhất kể từ tháng 4/2020, công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes Co cho biết.

Giá khí tự nhiên giảm

Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm xuống mức thấp nhất 1 tuần, do dự báo nhu cầu trong tuần tới giảm so với dự báo trước đó sau thời tiết nắng nóng tại California và Texas đã thúc đẩy giá tăng.

Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 7/2021 trên sàn New York giảm 3,8 US cent tương đương 1,2% xuống 3,215 USD/mmBTU – thấp nhất kể từ ngày 10/6/2021. Tính chung cả tuần, giá khí tự nhiên giảm hơn 2% sau khi tăng hơn 13% trong 3 tuần trước đó.

Giá vàng có tuần giảm mạnh nhất hơn 1 năm, palađi , bạc và bạch kim đều giảm

Giá vàng có tuần giảm mạnh nhất hơn 1 năm, do đồng USD tăng khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đưa ra triển vọng tăng lãi suất.

Vàng giao ngay trên sàn LBMA giảm 0,1% xuống 1.770,96 USD/ounce, tính chung cả tuần, giá vàng giảm 5,7% và vàng kỳ hạn tháng 8/2021 trên sàn New York giảm 0,3% xuống 1.769 USD/ounce.

Palađi có tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2020, trong khi giá bạc có tuần giảm hơn 7%. Palađi giảm 1,8% xuống 2.451,68 USD/ounce, bạc giảm 0,2% xuống 25,86 USD/ounce và bạch kim giảm 1,7% xuống 1.040,66 USD/ounce.

Giá đồng giảm

Giá đồng có tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2020, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho biết sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ và Trung Quốc sẽ bán kho dự trữ nhà nước để kiềm chế giá.

Giá đồng trên sàn London giảm 1,7% xuống 9.159 USD/tấn và giảm 8,5% trong tuần này. Giá đồng đạt mức cao kỷ lục (10.747,5 USD/tấn) trong tháng 5/2021.

Động thái của Fed cũng đẩy đồng USD có tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 4/2020, khiến giá đồng trở nên đắt hơn khi mua bằng tiền tệ khác.

Ngoài ra, giá đồng chịu áp lực giảm bởi tồn trữ đồng tại London tăng 24.925 tấn lên 168.675 tấn – cao nhất kể từ tháng 4/2021. Tuy nhiên, tồn trữ đồng tại Thượng Hải giảm 8.440 tấn xuống 172.527 tấn trong tuần tính đến ngày 18/6/2021.

Giá than luyện cốc và quặng sắt giảm, thép tăng

Giá than luyện cốc tại Trung Quốc giảm trở lại từ mức tăng trước đó và có tuần giảm đầu tiên trong 1 tháng. Trước đó, Bắc Kinh cho biết sẽ xem xét giá than đá và loại bỏ hoạt động đầu cơ.

Giá than luyện cốc kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn Đại Liên giảm 1,4% xuống 1.955 CNY (303,48 USD)/tấn, sau khi tăng 4,3% trong đầu phiên giao dịch. Tính chung cả tuần, giá than luyện cốc giảm 1,4%.

Trên sàn Đại Liên, giá quặng sắt giảm 0,2% xuống 1.203 CNY/tấn, giá than cốc giảm 0,9% xuống 2.694 CNY/tấn.

Trong khi đó, trên sàn Thượng Hải, giá thép cây kỳ hạn tháng 10/2021 tăng 0,2% lên 5.061 CNY/tấn. Giá thép cuộn cán nóng tăng 0,7% lên 5.347 CNY/tấn. Giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 7/2021 tăng 0,4% lên 16.155 CNY/tấn.

Giá cao su thấp nhất gần 2 tháng

Giá cao su tại Nhật Bản chạm mức thấp nhất gần 2 tháng, do lo ngại sản lượng tại các quốc gia Đông Nam Á tăng và các nhà đầu tư lưỡng lự mua vào sau khi Trung Quốc nỗ lực bình ổn giá hàng hóa.

Giá cao su kỳ hạn tháng 11/2021 trên sàn Osaka giảm 1 JPY tương đương 0,4% xuống 234,5 JPY (2,1 USD)/kg. Trong đầu phiên giao dịch, giá cao su chạm 230,2 JPY/kg – thấp nhất kể từ ngày 26/4/2021. Tính chung cả tuần, giá cao su giảm 1,5% - tuần giảm thứ 3 liên tiếp.

Trong khi đó, giá cao su kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn Thượng Hải tăng 20 CNY lên 12.795 CNY (1.988 USD)/tấn.

Giá cà phê diễn biến trái chiều

Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn ICE tăng 0,35 US cent tương đương 0,2% lên 1,5195 USD/lb. Tuy nhiên, tính chung cả tuần giá cà phê giảm 4%.

Trong khi đó, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn London giảm 18 USD tương đương 1,1% xuống 1.616 USD/tấn.

Giá đường vẫn thấp nhất 2 tháng

Giá đường thô giảm xuống mức thấp nhát 2 tháng, do đồng USD tăng mạnh và điều kiện cây trồng tại một số nước trồng lớn được cải thiện.

Giá đường thô kỳ hạn tháng 7/2021 trên sàn ICE giảm 0,12 US cent tương đương 0,7% xuống 16,43 US cent/lb, trong phiên có lúc chạm 16,32 US cent/lb – thấp nhất kể từ ngày 19/4/2021. Tính chung cả tuần, giá đường thô giảm 6,1%.

Giá đường trắng kỳ hạn tháng 8/2021 trên sàn London giảm 1,6 USD tương đương 0,4% xuống 423,4 USD/tấn.

Giá ngô, đậu tương và lúa mì đều tăng

Giá ngô, đậu tương và lúa mì tại Mỹ tăng, do hoạt động mua vào kiếm lời và sự không chắc chắn về thời tiết tại khu vực Trung tây Mỹ.

Trên sàn Chicago, giá ngô kỳ hạn tháng 7/2021 tăng 22-1/4 US cent lên 6,55-1/4 USD/bushel. Giá đậu tương kỳ hạn tháng 7/2021 tăng 66-1/4 US cent lên 13,96 USD/bushel và giá lúa mì giao cùng kỳ hạn tăng 23-3/4 US cent lên 6,62-3/4 USD/bushel.

Giá dầu cọ tăng 1%

Giá dầu cọ tại Malaysia tăng hơn 1%, theo xu hướng giá dầu đậu tương trên sàn Chicago tăng.

Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn Bursa Malaysia tăng 38 ringgit tương đương 1,1% lên 3.415 ringgit (825,48 USD)/tấn, sau khi giảm mạnh 3% xuống 3.251 ringgit/tấn trong đầu phiên giao dịch.

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 19/6:

TIN NỔI BẬT

PHÂN TÍCH MỚI NHẤT

Đăng nhập to leave a comment

Bài liên quan